Thiết bị hỗ trợ người tàn tật
- THCS Hiếu Phụng
1. Thông tin về tác giả
Tác giả: Nhóm học sinh Câu lạc bộ tin học trường TH&THCS xã Vạn Mai.
Địa chỉ trường học: Xóm Khán, xã Vạn Mai, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình.
Team thực hiện lại í tưởng: CLB THCS Hiếu Phụng, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.
2. Tên mô hình, sản phẩm
Gậy hỗ trợ phục hồi chức năng.
Chi tiết sản phẩm
3. Ý tưởng của người dự thi
Tai biến mạch máu não là bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi, tuy nhiên trong những năm gần đây bệnh lý này lại có xu hướng trẻ hóa, tỉ lệ mắc bệnh ngày càng cao. Và trở thành nỗi ám ảnh của rất nhiều người. Tại Việt Nam mỗi năm có trên 200 ngàn người mắc bệnh, khoảng trên 20% trong số đó phục hồi được chức năng.
Sản phẩm của nhóm câu lạc bộ Tin học trường TH&THCS Vạn Mai là “ Gậy phục hồi chức năng”. Chiếc gậy được lập trình Đếm bước chân trên nền tảng Micro:bit. Giúp cho người bệnh và người thân đếm được số bước chân khi đang tập đi, tạo động lực phấn đấu cho người bệnh và niềm hi vọng cho người thân của họ. Ngoài ra nhóm còn lập trình gia tốc, cảm biến nghiêng để trong quá trình tập đi, nếu người bệnh bị ngã thì chuông báo động sẽ kêu dồn dập để người xung quanh biết và đến kịp thời. Thêm nữa qua tìm hiểu bệnh nhân tai không được để nghịp tim tăng cao chính vì thế nên nhóm đã nghiên cứu lập trình đo nhịp tim (nhịp tim bình thường thì đèn lép sẽ hiện thị ở mức 3 hàng, nếu đèn lép báo đỏ hết 5 hàng, cột ma trận tức là bệnh nhân có nhịp tim cao bất thường và cần phải cấp cứu ngay. Sản phẩm này không chỉ giúp phục hồi chức năng cho bệnh nhân tai biến mà còn có thể sử dụng cho những người đang phục hồi chức năng tập đi, người thể dục chạy bộ rèn luyện sức khỏe để biết tình trạng nhịp tim, số bước chân, và được phát hiện khi gặp tai nạn. Đối với người sử dụng trong việc rèn luyện nâng cao sức khỏe thì có thể tháo rời sản phẩm khỏi chiếc gậy và mang trực tiếp trên cơ thể.
4. Tính mới, sáng tạo của sản phẩm
Thiết bị đếm số bước chân, thiết bị cảnh báo sẽ được gắn vào gậy. Đếm số bước chân, nếu nhịp tim tăng bất thường nó sẽ hiển thị ở đèn lép và có còi báo động dồn dập khi bị ngã cho đến khi người thân, người xung quanh đến và dựng chiếc gậy lên.
5. Hiệu quả đạt được của mô hình.
Tuy sản phẩm của chúng em chưa được áp dụng vào thực tế nhưng khi thực hiện sản phẩm này đã giúp chúng em:
- Tăng tính sáng tạo, hứng thú, tích cực khám phá công nghệ, say mê học tập.
- Vận dụng những kiến thức lý thuyết về y học và quá trình nghiên cứu lập trình Quỹ Dariu để xây dựng thực hiện những ý tưởng phù hợp với thực tế.